1
logo
HỖ TRỢ 24/7/365

0904836693

Chè thuốc: định nghĩa, yêu cầu kỹ thuật, một số chè thuốc cụ thể
Tác giảChâu Khôi Pharma

Bài viết Chè thuốc trích trong chương 2 sách bào chế đông dược – Giáo trình đào tạo dược sĩ đại học của trường Đại học Dược Hà Nội.

1. Định nghĩa

Chè thuốc là dạng thuốc bào chế theo công thức định sẵn, gồm một hay nhiều loại dược liệu, được sao tẩm chế biến và phân chia đến mức độ nhất định, sử dụng bằng cách hãm với nước sôi hoặc sắc với nước.

Chè thuốc là dạng thuốc thang đã làm giảm thể tích; hình dáng gọn, dễ bảo quản. Chè thuốc bào chế từ các dược liệu có cấu tạp mỏng manh (lá, hoa), thường được sao dòn, vò nát quả sàng hay rây và sấy khô. Ngoài dược liệu chính, thường cho thêm vào chế thuốc các chất điều hương: Hoa nhài, tinh dầu ..

Nếu thang thuốc làm chè có nhiều dược liệu là rễ, thân, vỏ (có tinh bột, khó vò nát qua rây, có thể tích lớn …) từ thường bào chế chè theo dạng chè khúc. Cách bào chế chè khúc như sau:

Các dược liệu ít tinh bột, khó xay thành bột mịn, sau khi sao tẩm theo đúng phương pháp chế biến thuốc phiến và xay thành bột thô. Dược liệu có tinh bột, chất keo được nấu thành cao (Sinh địaMạch mônHuyền sâm…) để tạo độ dính thích hợp khi sát hạt làm chè. Dược liệu có thể tích lớn, khó xay thành bột mịn cũng được khấu cao. Trộn bột thô với cao và tá dược dính tạo thành khối, được đóng thành khuôn bánh. Sấy khô ở nhiệt độ thấp. Đóng gói trong túi polyetylen. Khi dùng, người ta vò vụn bánh chè trước khi cho vào nước để hãm.

Bảo quản chè thuốc phải tránh ẩm, đề phòng mối mọt.

2.   Yêu cầu kỹ thuật

Hình thức bên ngoài: Các mảnh dược liệu có hình dạng và màu sắc khác nhau. Mùi thơm của dược liệu đặc trưng. Vị đắng, ngọt, chát… tuỳ theo các dược liệu thành phần. Không có tạp chất, sâu mọt hay nấm mốc.

Kích cố: Bột thô (3000/1400) là các phần tử phải lọt qua rây số 3000 (cỡ mắt rây: 3mm) không ít hơn 95 % và không quá 40% qua được rây số 1400 (cỡ mắt rây: 1,4 mm)

Độ đồng nhất: Các dược liệu được phân phối đều trong khối thuốc.

Nhận thức: Tìm thấy đủ các vị dược liệu có trong công thức.

Độ ẩm: từ 6 -12 % tuỳ theo từng loại chè.

Sai số khối lượng: Đóng gói theo nhiều quy cách từ 10 – 100 g. Gói chè có khối lượng dưới 20g, độ sai lệch khối lượng không vượt quá 6 %. Gói chè có khối lượng trên 20 g sái lệch khối lượng không vượt quá 5%.

3.   Kiểm định

– Đổ 1 lượng chè thuốc ra tờ giấy trắng, dàn mỏng, quan sát bằng mắt thường phải thấy các dược liệu có hình dạng và màu sắc như đã mô tả. Không có tạp chất và sâu mọt.

– Mùi vị: Ngửi gói chè thuốc phải có mùi thơm đặc trưng, không được có mùi hôi và mốc.

– Lấy 2g hoặc 20g chè, hãm với 150ml nước sôi, để yên, 15 đến 20 phút. Rót nước chè thuốc ra và để nguội, nước chè phải Có mùi vị như mô tả.

– Độ mịn: Cân 100g chè thuốc, rây qua rây số 3000, phần còn lại trên rây không được quá 5 g.

– Độ đồng nhất: Lấy 3 gói chè thuốc, đổ từng gói lên một tờ giấy trắng và không trộn đều. Quan sát bằng mắt thường thấy các vị thuốc phân bố đều ở mọi vị trí trên toàn bộ khối thuốc.

– Nhận thức: Lấy 1 gói chè bất kỳ đổ lên tờ giấy trắng, lấy đũa thuỷ tinh dàn rộng ra, quan sát bằng mắt thường phải thấy đủ các vị dược liệu trong công thức.

– Độ ẩm: Xác định độ ẩm bằng sử mất khối lượng do làm khô (PL-98, DĐVN xuất bản lần thứ 3, 2002). Nếu thẹo phương pháp sấy khô thì cân khoảng 5g; theo phương pháp cất với dung môi không phân cực (ether dầu hoả) thì cân khoảng 10 g.

– Sai số khối lượng: Theo 52 – TCN 107-76 (Sai số cho phép về khối lượng, thể tích, nồng độ, hàm lượng thuốc trong sản xuất ở quy mô công nghiệp) hay theo PL-132, DĐVN xuất bản lần thứ 3, 2002 (Phương pháp 4- Thử độ đồng đều về khối lượng): Lấy 5 đơn vị đóng gói bất kỳ trong lô mẻ sản xuất; xác định từng khối lượng của 1 đơn vị đóng gói. Các đơn vị phải nằm trong giới hạn cho phép. Nếu có  đơn vị không đạt thì phải làm lại lần 2 trên 5 đơn vị sản phẩm khắc. Nếu lần này vẫn cỏ 1 đơn vị không đạt thì lô mẻ đó coi như không đạt tiêu chuẩn.

– Định tính: Một số hoạt chất có trong quy định của Dược điển việt Nam.

– Định lượng: Một số hoạt chất có trong quy định của Dược điển Việt Nam.

4.   Một số chè thuốc cụ thể

Hiện tại, Phòng Lab – Châu Khôi Pharma đang phát triển dòng sản phẩm Chè thuốc: Trà Lá Nam 10 Vị, là sự kết hợp tinh hoa giữa công thức truyền thống và công nghệ hiện đại.

Trà lá Nam 10 vị

Nguyên liệu: Sơn Tra, Giảo cổ lam, Lá sen, Phan tả diệp, Xạ đen, Hòe, Râu mèo, Lá vối, Lạc tiên, Cỏ ngọt.

Công dụng của Trà lá nam 10 vị:

  • Hỗ trợ thanh lọc cơ thể: Với thành phần từ 10 loại thảo mộc quý, trà giúp loại bỏ độc tố, làm sạch gan, thận, và cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Giảm căng thẳng, an thần: Trà lá nam giúp thư giãn, giảm stress, hỗ trợ giấc ngủ sâu và an lành.
  • Tăng cường sức đề kháng: Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất từ thiên nhiên, giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
  • Điều hòa huyết áp, hỗ trợ tim mạch: Các thành phần dược liệu giúp duy trì huyết áp ổn định và tốt cho hệ tim mạch.

Cách dùng:

  • Lấy 1 gói trà, hãm với 200-250ml nước sôi.
  • Để trà ngấm trong khoảng 5-10 phút.
  • Uống 1-2 lần/ngày vào buổi sáng và tối, có thể thêm mật ong hoặc đường phèn tùy khẩu vị.

Bảo quản:

  • Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Đóng kín sau khi mở để giữ hương vị và chất lượng.

----------------------------------------------------
Châu Khôi Pharma – Mang tới giá trị thực

Châu Khôi Pharma là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực Y dược. Luôn giữ gìn các Bài thuốc quý Y học cổ truyền. Lấy sức khỏe và lợi ích của khách hàng là trung tâm, Châu Khôi Pharma hoạt động trên tôn chỉ tạo ra giá trị thực – những sản phẩm chất lượng, giá trị bền vững, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Hãy đến với chúng tôi:

Công ty TNHH Y Dược Châu Khôi

Trụ sở: Số 198 Thái Thịnh, Phường Láng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Email: yduocchaukhoi@gmail.com
Wed: yduocchaukhoi.com
FB: www.facebook.com/chaukhoipharma
Hotline: 098.383.6693

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận