1
logo
HỖ TRỢ 24/7/365

1900 8959

Cây Trầu Không: Bí Mật Tinh Hoa Thiên Nhiên Cho Sức Khỏe Và Làm Đẹp
Tác giảChâu Khôi Pharma

Cây trầu không, một đặc sản thảo mộc từ thiên nhiên, không chỉ là một phần của văn hóa dân gian mà còn nổi tiếng với những lợi ích sức khỏe phi thường.
Hãy cùng Châu Khôi Pharma bước vào thế giới của cây trầu không để khám phá bí mật và những ứng dụng đa dạng của nó trong y học và cuộc sống hàng ngày.

 

https://tepbac.com/upload/news/ge_image/2023/06/trau-khong_1687230781.jpg

1. Bộ phận dùng:

Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc khô. Rễ, thân.

2. Thành phần hóa học:

Lá trầu không chứa 0,8-1,8% tinh dầu, 1,0-1,3% tannin, 1,0-1,2% tinh bột. Tinh dầu lá trầu không ở Ấn Độ có hàm lượng 0,7-2,6%, là chất lỏng màu vàng sáng đến nâu đen, thành phần tinh dầu gồm có eugenol (~ 82,2-90,5%), anethol (~ 32%), chavibetol (~ 53,1%).

3. Tác dụng dược lý

Cao lá và tinh dầu trầu không có hoạt tính ức chế in vitro các chủng vi khuẩn: tụ cầu vàng, phế cầu, Staphulococcus albus, Bacillus subtilis, B. anthracis, liên cầu tan máu, E. coli, Salmonella typhi, phẩy khuẩn tả, Shigella flexneri, Sh. Shigae, Proteus vulgaris, Sarcina lutea, Erwinia carotovora; các chủng nấm: Candida albicans, C. stellatoides, Aspergillus niger, A. flavus, A. oryzae, Curvulana lunata, Fusarium oxysporum, Rhizopus cans. Hoạt tính diệt nấm có thể so sánh với resorcinol. Nước cất lá có tác dụng ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao in vitro trong thử nghiệm pha loãng với nồng độ ức chế thấp nhất 1:5000.

Trầu không có tác dụng chống co thắt trên mô cơ trơn, ức chế sự tăng quá mức của nhu động ruột, gây trung tiện, có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương ở động vật có vú. Liều gây chết có tác dụng gây mê sâu và gây tử vong sau vài giờ. Trầu không đã được đánh giá về tác dụng làm giảm trạng thái căng thẳng về thần kinh ở người và có tác dụng tốt trên bệnh nhân hen phế quản.

Cao cồn cuống lá trầu không cho chuột cống trắng cái uống 4 liều khác nhau (250-1000mg/kg/ngày), trong những ngày 1-10 sau khi giao hợp, có tác dụng chống làm tổ phụ thuộc vào liều. Với liều uống 1g/kg, tỷ lệ ức chế làm tổ 90%. Tác dụng chống làm tổ do hoạt tính kháng steroid của cao trầu không. Đồng thời trọng lượng tử cung giảm và cùng với tác dụng chống làm tổ, có thể trầu không tác động đến sự tiết hoặc việc sử dụng progesterone. Cao cồn cuống lá trầu không được cho chuột cống trắng đực uống với liều 800-1500mg/kg và cho chuột nhắt trắng đực uống vơi slieefu 50-100mg/kg trong 60 ngày liên tục để nghiên cứu về tác dụng trên khả năng sinh sản và những thông số về hormone nam tính khác trên các cơ quan sinh sản nam. Những kết quả nghiên cứu gợi ý về tác dụng ức chế sự sinh tinh trùng hoặc kháng androgen của trầu không ở chuột.

Cao nước lá trầu không chế thành thuốc mỡ có tác dụng làm lành vết thương ở thỏ chóng lành do thúc đẩy nhanh sự co và sự biểu mô hóa vết thương, ít ảnh hưởng đến sự tạo mô hạt. Mỡ trầu không chứa 1% cao trầu không đã được áp dụng cho 18 bệnh nhân bỏng vôi từ độ hai tới độ ba. Kết quả 7 bệnh nhân bỏng 6-18% khỏi sau 10-15 ngày, 7 bệnh nhân bỏng 10-40% khỏi sau 25-38 ngày, 4 bệnh nhân bỏng 25-46% khỏi sau 54-124 ngày. Mỡ trầu không 1% có tác dụng tốt trị bỏng độ hai nông và sâu, và có tác dụng hạn chế đối với bỏng độ ba. Dùng uống, trầu không làm giảm sốt ở một số bệnh nhân bỏng. Thuốc đắp không gây xót và phản ứng phụ khác.

Tinh dầu trầu không có tác dụng kích ứng trên da và niêm mạc, và gây phản wungs viêm khi tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Lá trầu không có tác dụng chống oxy hóa, đun nóng với dầu, mỡ, bơ, ngăn chặn được sự ôi khét. Tác dụng này do phenol, đặc biệt là hydroxyl-chavicol có trong trầu không.

https://cdn.tgdd.vn/Files/2021/08/03/1372682/chia-se-cach-trong-va-cham-soc-cay-trau-khong-don-gian-202108031119445896.jpeg

4. Công dụng:

Trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, vào các kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng trừ phong thấp, chống lạnh, hạ khí, tiêu đờm, tiêu viêm, sát trùng.

Trầu không được dùng chữa hàn thấp nhức mỏi, đau bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, đờm nhiều khó thở, cảm mạo, bỏng, mụn nhọt, hắc lào, mày đay, ghẻ ngứa, sâu kiến đốt, viêm quanh răng, viêm tai, viêm họng. Ngày dùng 8-16g, dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, đắp lá tươi giã nát hoặc ngâm lá với nước để rửa.

Lá trầu không và gừng sống ép lấy nước uống chữa ho, khó thở, đầy bụng. Nước ép lá trầu không nhỏ vào tai chữa đau tai. Súc miệng hàng ngày với nước có dịch ép lá trầu không phòng được viêm họng, có tác dụng hỗ trợ các thuốc trị bệnh bạch hầu. Lá trầu không và lá ráy, giã nhỏ, hơ nóng, đắp chữa sưng tấy. Trầu không (3-5 lá), hạt cau (1 hạt), phơi khô, tán bột rắc làm thuốc cầm máu. Lá trầu không (2-4g), nhai nuốt chữa đau bụng lạnh, tiêu chảy, nôn mửa, không tiêu. Lá trầu không vò đắp chữa hắc lào, mày đay, ghẻ ngứa, sâu kiến đốt; nếu giã nát hòa với rượu bôi lại chữa bỏng; phụ nữ có thai không nên dùng.

Ở Ấn Độ, lá và tinh dầu trầu không được dùng điều trị cá bệnh xuất tiết, bệnh phổi và làm thuốc đắp, thuốc súc miệng hoặc thuốc ngửi trong bệnh bạch hầu. Lá trầu không có trong thành phần chế phẩm thuốc cổ truyền Ấn Độ phới hợp với một số dược liệu khác trị hen phế quản. Thuốc hoàn bào chế từ rễ trầu không, thủy xương bồ và sen được dùng trong 10 ngày liền từ ngày đầu hành kinh để trị đau bụng kinh. Ở Indonesia, lá trầu không nghiền nát có trong thành phần một thuốc đặt âm đạo mà phụ nữ thường dùng 4-11 ngày sau khi sinh con.

https://www.thuocdantoc.org/wp-content/uploads/2019/04/la-trau-khong-chua-benh-me-day-1.jpg

5. Bài thuốc có trầu không

5.1. Chữa cảm mạo: dùng lá trầu không đánh gió, xát ở xương sống từ trên xuống dưới.

5.2. Chữa vết thương:

a) Lá trầu không, lá thanh táo, lá cỏ răng cưa, lượng bằng nhau, giã nát đắp.

b) Lá trầu không tươi (40g) rửa sạch, đun với hai lít nước sôi trong 15-20 phút. Để nguội, gạn lấy nước trong, cho phèn phi (8g) vào, đánh tan, rồi rửa.

5.3. Chữa bỏng: Lá trầu không phơi khô, tán bột, chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt, cô thành cao đặc, rồi pha chế với vaselin thành thuốc mỡ 1% bôi hàng ngày.

5.4. Chữa mụn nhọt: Lá trầu không, lá thồm lồm, hoa dâm bụt, đều bằng nhau, giã nát đắp.

5.5. Chữa đái dắt: Rễ trầu không (hoặc thân, lá), rễ cau, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang. Dùng vài ngày đến khi khỏi.

5.6. Chữa viêm chân răng có mủ: Lá trầu không, nấu cao bôi.

5.7. Chữa sai khớp, bong gân: Lá trầu không 12g, nghệ già 20g, lá cúc tần, lá xạ can, mỗi vị 12g. Giã nát, trộn với một ít giấm, bọc gạc đắp lên chỗ sưng đau, 2-3 ngày thay băng một lần.

5.8. Chữa vết thương, bỏng: Lá trầu không tươi, hành tươi, tỏi tươi, mỗi vị 300g, lá ớt tươi 200g, mật lợn 1 lít. Hành tỏi bỏ vỏ, cùng với trầu không, lá ớt giã nhỏ, cho nửa lít nước nấu kỹ, lọc 2-3 lần, cô còn khoảng 300ml. Cho vào 1kg đường đun thành cao lỏng rồi cho mật lợn vào trộn kỹ, đựng vào lọ kín. Ngày bôi một lần.

5.9. Thuốc xoa bóp (đánh gió) chống say nắng: Lá trầu già 5 lá, tóc rối 15g, dầu hỏa (loại dầu trắng trong) 5ml. Giã nát lá trầu, trộn với dầu hỏa, tóc rối, gói vào vải mềm. Xát lên người theo chiều dọc cơ thể từ trên xuống, chủ yếu là phần ngực bụng và thân lưng.

https://vienyduocdantoc.org.vn/wp-content/uploads/2021/06/la-trau-khong-1.jpg

----------------

Châu Khôi Pharma – Mang tới giá trị thực

Châu Khôi Pharma là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tư vấn kiểm nghiệm và gia công, sản xuất thực phẩm chức năng. Lấy sức khỏe và lợi ích của khách hàng là trung tâm, Châu Khôi Pharma hoạt động trên tôn chỉ tạo ra giá trị thực – những sản phẩm chất lượng, giá trị bền vững, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Trụ sở: Số 85 Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0904836693

Email: yduocchaukhoi@gmail.com

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận